Thị trường chứng khoán Mỹ đầu phiên 11/8 diễn biến khả quan sau khi chỉ số giá sản xuất giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm. Tuy nhiên, thị trường đi xuống vào cuối phiên, S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 0,58%, S&P 500 giảm 0,07%. Ngược lại, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vẫn giữ được sắc xanh 27 điểm, tương đương 0,08%, và đóng cửa ở gần 33.337 điểm. Trong phiên, Nasdaq và S&P 500 có lúc tăng lần lượt 1,3% và 1,1%, Dow Jones cũng có lúc vọt lên 342 điểm. Tuy nhiên, các chỉ số đã không thể duy trì được xu hướng tích cực cho tới lúc kết phiên. Các nhà đầu tư đón nhận thêm tin tức vĩ mô tích cực khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 7 giảm 0,5% so với tháng 6, trái ngược với ước tính tăng 0,2% mà các nhà kinh tế của Dow Jones đưa ra. Đây là lần đầu tiên PPI giảm so với tháng liền trước kể từ tháng 4/2020. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI của tháng 7 tăng 9,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021 và giảm đáng kể so với đỉnh lịch sử 11,7% được thiết lập vào tháng 3 năm nay. Chỉ số giá PPI lõi (đã loại bỏ giá lương thực, năng lượng và dịch vụ thương mại) cũng tăng ít hơn so với dự báo của giới chuyên gia. Ngày trước đó (10/8), Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 8,7% được dự báo và giảm so với con số 9,1% của tháng 6. Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu lạm phát để đánh giá tình hình nền kinh tế sau hơn một năm chống chọi với đà tăng phi mã của giá cả. Các vấn đề về chuỗi cung ứng, mất cân đối từ phía cầu, và các gói kích thích tài khóa cũng như tiền tệ khổng lồ trong thời dịch đã khiến lạm phát lên cao gấp nhiều lần mức mục tiêu dài hạn 2% của Fed. Từ đầu năm đến nay, Fed đã nâng lãi suất 4 lần với tổng mức tăng là 225 điểm cơ bản (bps). Việc lạm phát tính theo CPI và PPI cùng đi xuống có thể sẽ khiến Fed giảm nhịp độ nâng lãi suất trong cuộc họp ngày 20-21/9 tới đây. Cụ thể, ngân hàng trung ương Mỹ có khả năng sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 50 bps thay vì mức 75 bps như dự báo trước đó.
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (11/8), chịu áp lực từ triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất ngay cả khi dữ liệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh. Vàng, vốn không sinh lãi suất, đã giảm nhẹ hôm 10/8 khi chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ trong tháng 7 tương đối ổn định, giảm bớt sự đặt cược vào các đợt tăng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng sự lạc quan đó đã phần nào phai nhạt sau khi các nhà hoạch định chính sách của Fed lưu ý rằng họ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi áp lực giá hoàn toàn bị phá vỡ, theo Reuters.
Nhận định Vàng đang xác nhận tín hiệu giảm lại, có thể trong ngày hôm nay Vàng sẽ đảo chiều giảm xuống vùng 1770 /oz Giá đã phá vỡ trendline trên hình trong khi đó lợi suất trái phiếu và đồng USD đã phục hồi tăng trở lại
Die Informationen und Veröffentlichungen sind nicht als Finanz-, Anlage-, Handels- oder andere Arten von Ratschlägen oder Empfehlungen gedacht, die von TradingView bereitgestellt oder gebilligt werden, und stellen diese nicht dar. Lesen Sie mehr in den Nutzungsbedingungen.