Tin tức thị trường - USD tiếp tục tăng

TỔNG HỢP TIN TỨC THỊ TRƯỜNG TUẦN 29/08 – 03/09/2022
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
- Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 26/8 đưa ra cam kết cứng rắn về việc chặn đà leo thang của lạm phát ở Mỹ, nói rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất đồng thời cảnh báo việc này sẽ gây ra “một chút đau” cho nền kinh tế Mỹ.
- Trong bài phát biểu thường niên về chính sách tiền tệ tại hội nghị của Fed ở Jackson Hole, Wyoming, ông Powell khẳng định Fed sẽ “sử dụng các công cụ của chúng tôi một cách mạnh mẽ” để chống lại lạm phát đang ở gần mức cao nhất hơn 40 năm ở Mỹ.
- Kể từ khi bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 tới nay, Fed đã có 4 đợt nâng liên tiếp với tổng mức tăng 2,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất tham chiếu lên gần ngưỡng trung tính (neutral) - mức lãi suất không có tác dụng kích thích và cũng không gây hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ông Powell nói rằng “giờ chưa phải là lúc dừng hay tạm dừng”.
- “Lãi suất tăng lên, lạm phát giảm xuống, và các điều kiện trên thị trường lao động yếu đi sẽ kéo lạm phát xuống, nhưng cũng sẽ mang đến một chút đau cho các hộ gia đình và doanh nghiệp”, ông Powell nói trong bài phát biểu được giới đầu tư toàn cầu dõi theo. “Đây là những tổn thất không mong muốn của việc giảm lạm phát. Nhưng thất bại trong việc lập lại ổn định giá cả còn đồng nghĩa với nỗi đau lớn hơn”.
- Bài phát biểu được ông Powell đưa ra trong bối cảnh có những dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Mỹ có vẻ đã qua đỉnh nhưng chưa giảm mạnh. Hai chỉ số lạm phát được theo dõi chặt chẽ, gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) cùng giảm nhẹ trong tháng 7, nhưng sự giảm này đều xuất phát từ việc giá năng lượng sụt giảm thay vì một sự giảm giá trên diện rộng trong nền kinh tế.
- Trong khi đó, kinh tế Mỹ đang phát đi nhiều tín hiệu giảm tốc. Thị trường nhà đất giảm đặc biệt mạnh và các chuyên gia kinh tế dự báo rằng sự tăng trưởng ấn tượng của thị trường lao động trong vòng 1 năm rưỡi qua có thể sắp rơi vào tình trạng đuối sức.
- Tuy nhiên, ông Powell nhấn mạnh rằng Fed tập trung vào các dữ liệu sâu và rộng thay vì các con số thống kê của 1-2 tháng. Ông nói Fed sẽ tiếp tục cứng rắn trong chính sách tiền tệ cho tới khi lạm phát giảm về gần mức mục tiêu 2% mà Fed đề ra trong dài hạn.
- Nền kinh tế Mỹ vừa trải qua hai quý tăng trưởng âm liên tiếp - diễn biến đáp ứng định nghĩa kỹ thuật về suy thoái. Tuy nhiên, ông Powell và hầu hết các chuyên gia kinh tế khác đều cho rằng các yếu tố nền tảng của nền kinh tế vẫn đang mạnh dù tăng trưởng giảm tốc.
- Thị trường đang chờ xem Fed sẽ nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 hay 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9. Ông Powell nói quyết định này “sẽ tuỳ thuộc vào các dữ liệu kinh tế sắp tới và diễn biến trong triển vọng của nền kinh tế. Vào một thời điểm nào đó, khi lập trường chính sách tiền tệ đã trở nên thắt chặt hơn, sẽ là phù hợp nếu Fed giãn tiến độ tăng lãi suất”.
- Theo ông Powell, Fed lấy bài học từ quá khứ để định hình chính sách tiền tệ hiện nay. Cụ thể, ông nói rằng lạm phát cách đây 40 năm mang lại cho Fed hiện tại 3 bài học gồm: các ngân hàng trung ương như Fed có trách nhiệm quản lý lạm phát; các kỳ vọng rất quan trọng; và cần duy trì thắt chặt cho tới khi đạt mục tiêu khống chế lạm phát.

SỐ LIỆU KINH TẾ
- Báo cáo hàng tuần từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm xuống mức thấp hơn dự báo và thấp nhất trong 2 tháng - một dấu hiệu cho thấy việc sa thải nhân công diễn ra hạn chế trong lúc thị trường lao động tại nền kinh tế lớn nhất thế giới thắt chặt. Dữ liệu này củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Nỗi lo lãi suất tiếp tục tăng cao là nguyên nhân chính khiến chứng khoán Mỹ liên tục giảm điểm trong những phiên gần đây.
- Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,7% từ mức thấp nhất trong 50 năm qua là 3,5% được ghi nhận hồi tháng Bảy, do ngày càng có nhiều người Mỹ lựa chọn đứng ngoài và quan sát hơn là nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặc dù vậy, kết quả này lại mang đến tín hiệu đáng hoan nghênh đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thể chế đang rất kiên quyết với kế hoạch tăng lãi suất để làm hạ nhiệt tốc độ tăng trưởng tiền lương vốn đã gia tăng mạnh mẽ.
- Chỉ số PMI ngành sản xuất của Caixin tại Trung Quốc trong tháng 8 đạt 49,5 so với mức 50,2 dự kiến và mức 50,4 trước đó, cho thấy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của nước này đã thu hẹp. Dữ liệu khảo sát báo hiệu một sự suy thoái, do việc cắt điện ảnh hưởng đến hoạt động của ngành sản xuất trong tháng 8.
- Tỷ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro tiếp tục tăng trong tháng 8 từ 8,9% lên 9,1%. Các nhà kinh tế tại Nordea hiện dự đoán Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps vào tuần tới - ngay cả khi các dự báo của đội ngũ nhân viên mới về tăng trưởng đang tiến đến kịch bản giảm - nâng đồng euro.
- Đã có 233.000 người nộp đơn xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 27 tháng 8, theo dữ liệu hàng tuần do Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) công bố hôm thứ Năm. Con số này tốt hơn so với dữ liệu của tuần trước là 237.000 (được sửa đổi từ 243.000) cũng như kỳ vọng của thị trường là 248.000.
- Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã mở rộng với tốc độ nhẹ nhàng hơn vào tháng 8 so với tháng 7 khi chỉ số PMI ngành sản xuất của S&P giảm từ 52,2 xuống 51,5. Con số này cao hơn một chút so với mức ước tính sơ bộ và kỳ vọng của thị trường là 51,3. Bình luận về dữ liệu, "Hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Mỹ đã giảm trong tháng thứ hai vào tháng 8, với nhu cầu hàng hóa hiện đã giảm trong ba tháng liên tiếp giữa bối cảnh tác động của lạm phát leo thang, hạn chế nguồn cung, lãi suất tăng và sự bất ổn kinh tế ngày càng cao về triển vọng kinh tế," Chris Williamson, Trưởng phòng Kinh tế Kinh doanh tại S&P Global Market Intelligence, cho biết.

ĐỊA CHÍNH TRỊ
- Giá Dầu đang lặp lại kịch bản giao dịch của tuần trước. Đồng bạc xanh tăng mạnh và khả năng một thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được tác động không nhỏ đến sự “lao dốc” của giá dầu. Tuần trước, trong phiên giao dịch đầu tiên, giá dầu đã có thời điểm giảm sốc tới 4,5%. Sau đó, giá dầu đã vực lại được khoản “trượt giá” nhờ phát ngôn của Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út về khả năng OPEC+ điều chỉnh cắt giảm sản lượng nếu thị trường được “tiếp” thêm dầu Iran.
- Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom xác nhận các dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 đến châu Âu bị ngừng từ 31/8 đến 3/9 để bảo trì. Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Nga sử dụng nguồn cung khí đốt làm vũ khí kinh tế gây sức ép với phương Tây, nhưng Moskva bác bỏ. Nga tuyên bố sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ của mình về xuất khẩu khí đốt, nhưng các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang cản trở quá trình bảo dưỡng và hoàn trả thiết bị, như với các tuabin của Nord Stream 1.
- Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga nói việc Ukraine sẵn sàng đầu hàng và "phi phát xít hóa" sẽ là điều kiện tiên quyết cho đàm phán. "Chúng tôi sẵn sàng xem xét quá trình đàm phán nếu phía Ukraine đầu hàng vô điều kiện, giảm các lực lượng vũ trang của mình cũng như phi phát xít hóa hoàn toàn, tuyệt đối", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga, thành viên cấp cao nhất của nước này trong nhóm đàm phán với Ukraine Leonid Slutsky đăng trên Telegram tối 27/8.
- Iran trang bị hệ thống phòng thủ dân sự cho 51 thành phố và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không, khi căng thẳng với Mỹ gần đây gia tăng. Động thái tăng cường bố phòng của Iran diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Israel và Mỹ leo thang. Tehran cáo buộc hai quốc gia này tấn công mạng trong những năm gần đây, làm suy yếu cơ sở hạ tầng đất nước.
- Mỹ và Israel từ lâu bày tỏ quan ngại về năng lực hạt nhân của Iran. Tehran khẳng định chương trình hạt nhân chỉ nhằm mục đích hòa bình, chưa bao giờ có tham vọng sở hữu vũ khí nguyên tử.
- Iran năm 2015 đạt thỏa thuận Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) với 6 cường quốc, gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức. Theo thỏa thuận, Tehran hạn chế hoạt động hạt nhân để đổi lại việc được dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt.
- Cựu tổng thống Donald Trump năm 2018 đơn phương rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc với Iran, Tehran cũng từ bỏ cam kết trong thỏa thuận để đáp trả. Các nước đang cố hồi sinh JCPOA nhưng Mỹ hôm 1/9 phản ứng tiêu cực trước phản hồi của Iran trong các cuộc đàm phán, nói rằng Tehran đang khiến tiến trình "đi lùi".
- Trung Quốc ra thông báo sau khi Đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry ngày 30/8 kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nối lại đối thoại song phương về khí hậu. Phản ứng của Bắc Kinh cho thấy cách tiếp cận khác nhau về hợp tác giữa hai cường quốc trên thế giới.
- Đại hội lần thứ 20 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khai mạc vào ngày 16/10 tại Bắc Kinh, trong đó ông Tập dự kiến tiếp tục nắm quyền sau hai nhiệm kỳ. Đại hội sẽ là "sự kiện cực kỳ quan trọng được tổ chức vào thời điểm quan trọng, khi toàn đảng và nhân dân các dân tộc bước vào chặng đường mới xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại", đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm nay đưa tin.
-
Fundamental AnalysisTrend AnalysisWave Analysis

Auch am:

Haftungsausschluss