Tin tức thị trường - Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 2/9 khởi đầu tích cực trong buổi sáng nhưng đảo chiều đi xuống vào buổi chiều. Báo cáo việc làm tháng 8 khả quan không thể xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư về khả năng Fed mạnh tay chắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. - Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc tăng 370 điểm trong buổi sáng 2/9 nhưng kết thúc buổi chiều mất 338 điểm, tương đương 1,07%, và đóng cửa ở 31.318 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 1,07% xuống còn 3.924 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite sụt 1,3% còn gần 11.631 điểm. Theo CNBC, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2019, Nasdaq ghi nhận chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp. - Thị trường chứng khoán đi xuống trong tuần này sau những bình luận mang tính “diều hâu” của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và các quan chức khác của Fed. - Ngân hàng trung ương Mỹ đang thể hiện quyết tâm kiểm soát lạm phát, bất chấp những thiệt hại mà chiến dịch nâng lãi suất có thể gây ra cho nền kinh tế. Ông Powell khẳng định Fed sẽ không sớm hạ lãi suất trong năm 2023 như nhiều nhà đầu tư kỳ vọng. - Một trong những thông tin quan trọng tới quyết định của Fed trong cuộc họp ngày 20-21/9 là số liệu thị trường lao động tháng 8, vừa được công bố sáng 2/9. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động, nền kinh tế Mỹ tạo ra thêm 315.000 việc làm trong tháng vừa qua, sát với con số 318.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo. - Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,5% trong tháng 7 lên 3,7% trong tháng 8. Số việc làm tạo mới trong hai tháng trước đó được điều chỉnh giảm tổng cộng 107.000. - Một số liệu đáng chú ý nữa mà Fed sẽ xem xét trước cuộc họp định kỳ là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8, được công bố ngày 13/9. Nhà đầu tư cũng như các quan chức Fed đang dự báo lãi suất sẽ tăng 50 hoặc 75 điểm cơ bản (bps). - Áp lực giảm giá đối với dầu thô tiếp tục gia tăng khi OPEC+ nâng mức dự báo dư cung dầu toàn cầu trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế và dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cụ thể, Ủy ban Kỹ thuật chung của OPEC+ (JTC), bao gồm các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước liên minh, dự báo mức dư cung trên thị trường đầu mỏ năm nay sẽ đạt 900.000 thùng/ngày, tăng 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. - Đà giảm của giá dầu thô chỉ bị chặn lại khi G7 quyết định áp trần giá dầu đối với dầu thô của Nga và Nga tuyên bố cứng rắn về việc sẽ không giao dầu và các sản phẩm chưng cất cho các nước đồng thuận, ủng hộ với quyết định này của G7. - Tuy nhiên, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở mức mạnh hơn. Dữ liệu thống kê từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy dự trữ xăng của nước này đã giảm 3,4 triệu thùng, trong khi các sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và nhiên liệu bay đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/8. Cũng theo dữ liệu từ API thì dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 593.000 thùng, trái ngược với dự báo giảm khoảng 1,5 triệu thùng được đưa ra trước đó.
Phân tích kỹ thuật trên đồ thị cho thấy USD tăng mạnh vượt đỉnh cũ, trong khi đó Lợi suất trái phiếu duy trì đà tăng. Hiện tại thị trường vẫn đang có những dấu hiệu cho thấy đà tăng của USD sẽ được duy trì khi thị trường kỳ vọng vào FED tăng mạnh lãi suất và bên cạnh đó trong bối cảnh hiện tại khi các nền kinh tế lớn cũng đang phải đối phó với lạm phát và suy thoái kinh tế thì dòng tiền dịch chuyển sang nắm giữ USD sẽ tiếp diễn. Dự báo Vàng có thể giảm tiếp trong tuần này. Hiện vùng kháng cự 1720-1725 /oz sẽ là vùng chúng ta cần lưu tâm. Đánh giá, có thể chờ đợi tín hiệu bán xuất hiện trở lại
Die Informationen und Veröffentlichungen sind nicht als Finanz-, Anlage-, Handels- oder andere Arten von Ratschlägen oder Empfehlungen gedacht, die von TradingView bereitgestellt oder gebilligt werden, und stellen diese nicht dar. Lesen Sie mehr in den Nutzungsbedingungen.